Keangnam Hanoi Landmark Tower là một khu phức hợp khách sạn-văn phòng-căn hộ-trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng tại đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Hà Nội bởi tập đoàn Keangnam của Hàn Quốc. Tòa tháp cao nhất có 72 tầng. Diện tích sàn của khu tháp cũng lên tới 578.957 m². Khu phức hợp gồm 1 tháp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, khách sạn 7 sao cùng 2 tòa nhà căn hộ cao cấp cao 48 tầng. Tòa tháp chính cao 346 mét (72 tầng), được xếp hạng thứ 17 thế giới về chiều cao và xếp thứ 5 thế giới về quy mô. Khi được hoàn tất tòa tháp sẽ là tòa nhà cao nhất Việt Nam, và xếp thứ 5 về số tầng, sau
Tòa tháp 72 tầng từng được coi là biểu tượng cho sự phát triển của thành phố Hà Nội Ngoài ra còn có khu vực văn phòng hạng A từ tầng 12 đến tầng 46 nhìn ra phong cảnh Hà Nội; Khu căn hộ dịch vụ Calidas từ tầng 48 đến tầng 60; Khách sạn Intercontinental nổi tiếng thế giới từ tầng 62 đến 70 và khu mua sắm nổi tiếng Parkson, rạp chiếu phim Lotte hiện đại bậc nhất Việt Nam.
Có thể nói, hồi 2011, dự án Keangnam là dự án “hot” hàng đầu tại thủ đô. Tuy nhiên, cũng chính vì lần đầu tiên xây dựng một tòa nhà chọc trời nên rất nhiều hạn chế đã xuất hiện trong khâu quản lý và thi công.
Từ tháng 7/2009 tới tháng 2/2010, trong quá trình thi công dự án đã để xảy ra tai nạn nghiêm trọng làm 6 người chết và ít nhất 3 người bị thương. Dấu hỏi về an toàn lao động liên tục được đặt ra cho dự án này.
Tại dự án tòa nhà cao nhất Việt Nam này đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động
Thành phố Hà Nội ngay sau đó đã thành lập ban thanh tra và xử phạt khá nặng với nhà thầu thi công cũng như giám sát chặt chẽ các hoạt động về sau.
Cuối cùng, đến tháng 3 năm 2011, dự án chính thức hoàn thành và bàn giao đến tay người sử dụng. Các căn hộ lần lượt được rao bán, các văn phòng cũng dần dần tìm được đối tác thuê mướn. Mọi thứ cuối cùng cũng đi vào quỹ đạo với tòa nhà cao nhất Việt Nam.
Keangnam sau đó không chỉ xuất hiện trong nhiều bức hình chụp phong cảnh thành phố mà còn trở thành một biểu tượng về nhà cao tầng thủ đô. Các tòa nhà xây dựng sau đó đều hướng tới vị thế “cao nhất Hà Nội” mà Keangnam đang nắm giữ.
Keangnam Tower: Từ niềm tự hào Hà Nội đến món nợ khó đòi 160 tỷ đồngTầng 72 của tòa tháp Keangnam chính là địa điểm lý tưởng nhất để ngắm nhìn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, mọi người còn có thể được thưởng thức những trò giải trí độc quyền tại đây.
Tuy nhiên, những lùm xùm chưa bao giờ buông tha tòa nhà này. Đầu tiên là những vụ tai nạn khi thi công, sau đó là tranh cãi về mức giá dịch vụ. Ban đầu, ban quản lý tòa nhà đưa ra mức phí hơn 17.000 đồng/m2 sử dụng.
Mức phí này cao hơn với gấp gần 5 lần so với quy định của Nhà nước và khiến cho người dân vô cùng bức xúc. Họ liên tiếp đấu tranh và buộc ban quản lý tòa nhà phải điều chỉnh về mức tiêu chuẩn 4.000 đồng/ m2.
Keangnam chấp nhận nhưng cắt bớt một số dịch vụ, thang máy, lễ tân, bảo vệ hay giảm số đèn chiếu sáng …
Nhưng đây không phải là những lùm xùm duy nhất đến với tòa tháp Keangnam. Những thông tin về sự phá sản của Tập đoàn Keangnam, Hàn Quốc đã khiến cho người dân “đứng ngồi không yên” từ năm 2014.
Nếu Tập đoàn này phá sản, họ sẽ phải bán lại tòa tháp với mức giá dự tính là 770 triệu USD và theo đó, khoản phí bảo trì đã thu từ 922 căn hộ (giá trung bình 60 triệu đồng/ căn), ước tính vào khoảng 160 tỷ đồng có nguy cơ bị mất trắng.
Một hình ảnh tuyệt đẹp về đêm của Keangnam
Người dân vô cùng hoang mang và từ năm 2011 đến nay, cư dân và Keangnam Vina đã làm việc qua văn bản và đàm phán nhiều lần về vấn đề này tuy nhiên không đạt được thỏa thuận chung.
Tháng 3/2015 vừa qua, Keangnam Vina cũng đã gửi công văn đề nghị trả quỹ bảo trì mỗi năm 5 tỉ đồng và trả trong vòng 25 năm. Phương án này Ban quản trị không chấp nhận do số tiền trả hàng năm nhỏ hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng.
Người dân sau đó đã phải cầu cứu tới Chính phủ và nhận được sự trợ giúp. Theo đó, nếu trong trường hợp Tập đoàn Keangnam bị phá sản phải bán tòa nhà 72 tầng, Chính phủ chỉ chấp thuận chuyển nhượng tài sản sau khi đã hoàn trả cho cư dân Keangnam quỹ bảo trì này.
Như vậy, chỉ sau khoảng 4 năm hoạt động, tòa tháp Keangnam từ một biểu tượng, niềm tự hào to lớn của người dân thủ đô Hà Nội đã biến thành một con nợ khổng lồ đối với họ. Câu chuyện về Keangnam sẽ là bài học đắt giá cho các dự án về sau.